A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Động lực thoát nghèo của hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 1.113 hộ đồng bào dân tộc thiểu số(DTTS) trên địa bàn huyện Đăk Song thoát nghèo.

      Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn vốn tín dụng chính sách của Chính phủ đã được NHCSXH huyện truyền tải đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong đó có đồng bào DTTS được tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện các chủ trương giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã được “phủ sóng” đến 71 thôn/bon/bản/TDP của 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện với dư nợ 491 tỷ đồng, với 9.028 khách hàng, trong đó có 1.398 hộ đồng bào DTTS tại chỗ đang vay vốn với sồ tiền 49,8 tỷ đồng. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp cho 1.113 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện Đăk Song thoát nghèo.

         Từng là hộ nghèo nhưng nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể cùng vốn vay tín dụng chính sách và sự nỗ lực vươn lên của bản thân nên gia đình ông K Thuận, người dân tộc M Nông, sống ở bon Ta Mung, xã Trường Xuân đã thoát nghèo bền vững. Ông K Thuận cho biết: Năm 2017, gia đình ông được vay vốn số tiền 30 triệu đồng vốn hộ nghèo để chăm sóc 0,6ha vườn cà phê. Nhờ cần cù, chịu khó, gia đình Ông K Thuận mỗi năm thu hoạch 3 tấn cà phê và đã thoát nghèo Năm 2022, gia đình Ông K Thuận tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn hộ mới thoát nghèo với số tiền 70 triệu đồng để mở rộng đầu tư chăn nuôi  2 bò, 5 con dê cho thu nhập ổn định.

           Ông K Thuận- Bon Ta Mung, xã Trường Xuân chăm sóc vườn cà phê từ vốn vay hộ mới thoát nghèo

        

       Mô hình chăn nuôi dê của hộ Ông K Thuận Bon Ta Mung,xã Trường Xuân

     Những năm trước đây, gia đình ông Y Ham, bon N Jang Bơ, xã Trường Xuân là hộ nghèo trong xã. Nhờ được tiếp cận vay 30 triệu vốn hộ nghèo, gia đình Ông đã  đầu tư chăm sóc 1ha cà phê. Hàng năm cho thu nhập ổn đinh.  Năm 2020, gia đình Ông Y Ham đã thoát nghèo. Đến năm 2021, gia đình tiếp cận vay vốn 70 triệu đồng tiếp tục mở rộng đầu tư trồng thêm vườn tiêu, cà phê.  

       Gia đình ông K Thuận và ông Y Ham là hai trong nhiều hộ gia đình DTTS trên địa bàn huyện vươn lên thoát nghèo trong thời gian qua. Năm 2011, toàn huyện có 665 đồng bào DTTS tại chỗ nghèo chiếm 57%, đến năm 2022, chỉ còn 345 hộ đồng bào DTTS nghèo, chiếm 16% trên tổng số đồng bào DTTS tại chỗ.

       Theo NHCSXH, vốn cho vay hộ nghèo DTTS những năm qua chủ yếu được đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi bò, xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí học tập… đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng ngàn lượt hộ đồng bào DTTS ở vùng khó khăn đã mạnh dạn vay vốn để SXKD, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.          

       Hiện nay, Cuộc sống của đồng bào DTTS không ngừng được cải thiện. Trong sự thay đổi lớn đó có sự đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước. Vốn tín dụng chính sách đã giúp hộ đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo./.

                                                                                                         Kim Ngân