A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Triển khai Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Ðắk Nông lần thứ IX, năm 2022-2023

Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ IX, năm 2022-2023.

Mục đích của cuộc thi nhằm khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành các nhà sáng chế trong tương lai của các em thanh thiếu niên, nhi đồng toàn tỉnh. Đồng thời, cuộc thi chọn lọc những nhân tố xuất sắc, mô hình tiêu biểu giới thiệu tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ IX, năm 2022-2023.

Theo Kế hoạch đã đưa ra sẽ có 7 giai đoạn để triển khai thực hiện cho đến thời điểm kết thúc cuộc thi vào tháng 12/2023.

1. Giai đoạn 1, từ 25/12/2022 - 05/02/2023: Ban hành các văn bản triển khai Cuộc thi và tổ chức phát động Cuộc thi.

2. Giai đoạn 2, từ ngày 06/02/2023 - 15/4/2023: Tuyên truyền, vận động các đơn vị tham gia Cuộc thi.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh tăng cường thông tin, tuyên truyền thông qua các hình thức đưa tin, bài về các hoạt động của Cuộc thi.

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về Cuộc thi.

- Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Cuộc thi đến cán bộ, giáo viên, học sinh; xây dựng kế hoạch, quy đổi tiết dạy đối với giáo viên trong thời gian hướng dẫn học sinh nghiên cứu, hoàn thiện các mô hình, sản phẩm gửi tham dự Cuộc thi theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông và Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009.

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh hướng dẫn các Huyện đoàn, Thành Đoàn và Đoàn trực thuộc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Cuộc thi đến các em ngoài hệ thống trường học, nhằm thu hút sự tham gia đông đảo của các em thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn toàn tỉnh.

- 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức thành Cuộc thi cấp huyện qua đây thúc đẩy hoạt động thi đua sáng tạo tại địa phương.

3. Giai đoạn 3, từ ngày 16/4/2023 - 30/4/2023: Tiếp nhận sản phẩm, tổ chức sơ tuyển và gửi kết quả, danh sách kèm mô hình, sản phẩm về cơ quan thường trực Ban tổ chức.

a) Đối với các tác giả là những em ngoài hệ thống trường học: Các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

b) Đối với các tác giả là học sinh thuộc nhóm tuổi tuổi thiếu niên và nhi đồng: Các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi các em sinh sống (thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố).

c) Đối với các tác giả là học sinh thuộc nhóm tuổi thanh niên: Các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả, hồ sơ và sản phẩm sau sơ tuyển gửi về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh) chậm nhất ngày 30/4/2023.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp danh sách, phân loại các mô hình, sản phẩm do các đơn vị đã tổ chức sơ tuyển gửi đến.

4. Giai đoạn 4, từ ngày 01/5/2023 - 30/6/2023: Tổ chức đánh giá, chấm điểm mô hình, sản phẩm dự thi; giải quyết các khiếu nại (nếu có); triển lãm các mô hình, sản phẩm, công bố kết quả chính thức.

a) Tổ chức đánh giá, chấm điểm mô hình, sản phẩm dự thi

- Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh - Cơ quan thường trực Ban tổ chức thành lập Hội đồng Giám khảo;

- Hội đồng Giám khảo tiến hành chấm điểm và xếp hạng các mô hình, sản phẩm dự thi. Sau khi chấm xong, Hội đồng Giám khảo lập danh sách các mô hình, sản phẩm theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp gửi Tổ giúp việc Ban tổ chức để báo cáo cơ quan thường trực Ban tổ chức.

- Thường trực Ban tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và một số chuyên gia để tổ chức đánh giá, rà soát lại kết quả chấm chọn của Hội đồng Giám khảo, đồng thời thảo luận, góp ý hoàn thiện các sản phẩm lựa chọn tham dự Cuộc thi toàn quốc để trình Ban tổ chức Cuộc thi.

- Ban tổ chức Cuộc thi họp để thảo luận và thống nhất về các nội dung:

+ Kết quả chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm tham dự Cuộc thi;

+ Danh sách các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức Cuộc thi và đề xuất các hình thức khen thưởng phù hợp;

+ Danh sách các sản phẩm tiêu biểu xuất sắc được đề nghị tham dự Cuộc thi toàn quốc.

Trong trường hợp nhiều mô hình, sản phẩm có đồng số điểm, Ban tổ chức Cuộc thi tiến hành xem xét theo các tiêu chí (tính mới, tính sáng tạo, khả năng ứng dụng,…) và biểu quyết xếp thứ hạng.

b) Giải quyết khiếu nại (nếu có)

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả chấm thi, xếp hạng các sản phẩm, mô hình dự thi, nếu có khiếu nại, cơ quan thường trực Ban tổ chức có trách nhiệm thành lập Ban giải quyết khiếu nại, trong đó có mời những chuyên gia đầu ngành, chuyên gia pháp luật để nghiên cứu, thảo luận, giải quyết khiếu nại theo quy định, báo cáo kết quả giải quyết về Ban tổ chức.

c) Công bố kết quả chính thức

- Ban tổ chức công bố kết quả chính thức các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi đạt giải; đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức Cuộc thi  cũng như những sản phẩm, mô hình đạt giải nhất, giải đặc biệt Cuộc thi;

- Ban tổ chức công bố danh sách các tổ chức, cá nhân nhận vật lưu niệm để ghi nhận đóng góp vào sự thành công của Cuộc thi;

- Ban tổ chức công bố danh sách các sản phẩm, mô hình của địa phương gửi tham gia Cuộc thi toàn quốc lần thứ XIX, năm 2022-2023.

5. Giai đoạn 5, từ ngày 01/7/2023 - 31/7/2023: Lựa chọn, hoàn thiện và tổ chức đoàn công tác đưa các mô hình, sản phẩm đại diện địa phương tham dự Cuộc thi toàn quốc.

6. Giai đoạn 6, từ 01/8/2023 - 30/11/2022: Tổ chức Đoàn tham dự Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi toàn quốc (nếu có).

7. Giai đoạn 7, trong tháng 12/2023: Tổ chức triển lãm và truyền hình trực tiếp Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi.

- Trao giải thưởng kèm theo Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Giấy chứng nhận và Cúp lưu niệm, Huy chương của Ban tổ chức cho các tác giả, nhóm tác giả, giáo viên hướng dẫn, gia đình,… có mô hình, sản phẩm đạt giải (theo kết quả cụ thể).

- Trao Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai Cuộc thi;

- Trao vật lưu niệm của Ban tổ chức để ghi nhận đóng góp của các tổ chức, cá nhân góp phần vào sự thành công của Cuộc thi;

- Phát động Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ X, năm 2023-2024.

Để triển khai cuộc thi hiệu quả, Ban tổ chức cuộc thi yêu cầu bảo đảm khoa học, khách quan, đúng tiến độ, an toàn, tiết kiệm. 100% các đơn vị cấp huyện, thành phố thành lập ban tổ chức; ban hành thể lệ, kế hoạch cấp huyện, thành phố và triển khai thực hiện, vận động các em thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tham gia.

          Mỗi đơn vị đầu mối (Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố) sau khi sơ tuyển có từ 15 - 20 mô hình dự thi gửi về Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh. Riêng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh căn cứ vào tình hình, kết quả sơ tuyển thực tế để gửi sản phẩm, mô hình về Ban tổ chức.

H.L

 

THỂ LỆ

Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng

tỉnh Đắk Nông lần thứ IX, năm 2022-2023

(Kèm theo Quyết định số 104/QĐ-BTC ngày  02/02/2023 của Ban Tổ chức

Cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Nông)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Đắk Nông lần thứ IX, năm 2022-2023 (sau đây viết tắt là Cuộc thi) nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng tạo của các em thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn tỉnh, đồng thời giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành các nhà sáng chế trong tương lai.

Chọn lọc những nhân tố, mô hình tiêu biểu giới thiệu tham gia Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ XIX, năm 2022-2023.

Điều 2. Cơ quan chỉ đạo, tổ chức và phối hợp thực hiện

1. Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Cơ quan tổ chức:

a) Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh;

b) Sở Khoa học và Công nghệ;

c) Sở Giáo dục và Đào tạo;

d) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

2. Cơ quan phối hợp:

a) Văn phòng UBND tỉnh;

b) Sở Tài chính;

c) Sở Thông tin và Truyền thông;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

f) Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Nông;

g) Báo Đắk Nông;

h) Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ);

i) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

Điều 3. Đối tượng dự thi

Tất cả các em thanh thiếu niên, nhi đồng trong toàn tỉnh từ 06-18 tuổi đều có quyền dự thi (các em có ngày sinh từ 31/7/2005 đến 31/7/2017). Khuyến khích các em nhỏ tuổi, các em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, dân tộc ít người tham gia.

Thí sinh tham gia được chia thành 03 nhóm tuổi như sau:

- Nhi đồng: Từ 06-11 tuổi (có ngày sinh từ ngày 01/8/2012-31/7/2017).

- Thiếu niên: Từ 12-15 tuổi (có ngày sinh từ ngày 01/8/2008-31/7/2012).

- Thanh niên: Từ 16-18 tuổi (có ngày sinh từ ngày 31/7/2005-31/7/2008).

Điều 4. Lĩnh vực dự thi

1. Đồ dùng dành cho học tập;

2. Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em;

3. Sản phẩm thân thiện với môi trường;

4. Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế;

5. Phần mềm tin học.

Điều 5. Yêu cầu

1. Đối với các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi

a) Các đề tài dự thi yêu cầu phải có mô hình.

b) Sản phẩm dự thi không được sao chép, tác giả tự chịu trách nhiệm về quyền tác giả.

c) Các mô hình, sản phẩm dự thi:

- Phải có tính mới, tính sáng tạo, có thể áp dụng vào cuộc sống.

- Phải thể hiện được tính hữu ích và được làm từ vật liệu, nguyên liệu sẵn có và không nguy hại, là các mô hình thông minh, hữu ích, đa năng, các thiết bị, máy móc, rô bốt, thiết bị tự động hóa, sản phẩm tin học, phần mềm điều khiển trong các lĩnh vực nêu tại Điều 4 của Thể lệ này.

- Phải có một bản thuyết minh, hình ảnh kèm theo. Nội dung bản thuyết minh nêu rõ ý tưởng sáng tạo, phương pháp, vật liệu chế tạo, cách sử dụng, vận hành, tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng vào cuộc sống.

- Phải được thực hiện theo đúng ý tưởng của người dự thi.

2. Đối với người dự thi

a) Người dự thi có độ tuổi quy định tại Điều 3 của Thể lệ này.

b) Người dự thi có thể thi theo cá nhân hoặc theo nhóm, tập thể (trường hợp có nhiều tác giả tham gia, chỉ được ghi trong phiếu dự thi tối đa 05 tác giả đối với những tác giả có tỷ lệ % đóng góp cao nhất).

c) Đối với lĩnh vực phần mềm Tin học:

- Nếu là website hoặc hệ thống mạng riêng phải triển khai trước và ban giám khảo có quyền truy cập vào được (ghi trong bản thuyết minh).

- Nếu là các phần mềm chạy độc lập trên máy tính phải đóng gói sản phẩm đầy đủ các thành phần dưới dạng bộ cài đặt.

- Nếu là các ứng dụng trên nền tảng Android, IOS phải kèm theo phiên bản chạy được trên phần mềm giả lập trên máy tính hoặc có video giới thiệu.

- Nếu sản phẩm có sử dụng các thư viện có sẵn (miễn phí hoặc có phí) của bên thứ 3 thì phải có bản quyền và kê khai đầy đủ trong bản thuyết minh dự thi.

3. Đối với hồ sơ tham gia dự thi

Hồ sơ tham gia dự thi gồm có:

a) Phiếu đăng ký tham dự Cuộc thi (Phụ lục I).

b) Mô hình, sản phẩm dự thi.

c) Bản thuyết minh theo nội dung (Phụ lục II) cần trình bày rõ ràng, chi tiết, kèm theo hình ảnh minh họa.

d) Ảnh tác giả: mỗi tác giả gửi 03 ảnh 4 cm x 6 cm, ghi rõ thông tin ở mặt sau tấm ảnh (họ tên, ngày tháng năm sinh, trường, địa phương).

e) Bản sao Giấy khai sinh của người dự thi.

Ngoài ra, Ban Tổ chức Cuộc thi khuyến khích các tác giả gửi bản mềm đánh máy vi tính (gồm phiếu đăng ký dự thi và bản thuyết minh).

4. Đối với giáo viên hướng dẫn

a) Phải là người trực tiếp hỗ trợ, giúp đỡ tác giả, nhóm tác giả hoàn thiện ý tưởng và cụ thể hóa ý tưởng thành mô hình, sản phẩm.

b) Đối với mỗi mô hình, sản phẩm dự thi chỉ đăng ký tối đa 01 giáo viên hướng dẫn, trường hợp nhiều giáo viên cùng hướng dẫn tác giả, nhóm tác giả, chỉ ghi trong phiếu đăng ký 01 giáo viên có tỷ lệ % đóng góp lớn nhất.

Điều 6. Khen thưởng

1. Đối với tác giả đạt giải

a) Cuộc thi toàn quốc

Ngoài phần thưởng đã được quy định tại Thể lệ Cuộc thi toàn quốc, để động viên, khích lệ tinh thần phấn đấu, nỗ lực tìm tòi, học hỏi của các tác giả tỉnh Đắk Nông có sản phẩm đạt giải tại Cuộc thi toàn quốc, Ban tổ chức tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, tặng Bằng khen, đồng thời khen thưởng đột xuất cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải (bao gồm tiền thưởng kèm theo Bằng khen theo quy định):

- Giải đặc biệt: 7.000.000 đồng/giải;

- Giải nhất: 6.000.000 đồng/giải;

- Giải nhì: 5.000.000 đồng/giải;

- Giải ba: 4.000.000 đồng/giải;

- Giải khuyến khích: 3.000.000 đồng/giải.

b) Cuộc thi cấp tỉnh:

- 01 giải đặc biệt: 15.000.000 đồng/giải kèm theo Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Huy Chương vàng, Cúp lưu niệm, Giấy chứng nhận của Ban tổ chức và được nhà nước ưu tiên đặt hàng để thực hiện đề án, dự án sản xuất thử nghiệm.

- 04 giải nhất: 10.000.000 đồng/giải kèm theo Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Huy chương vàng, Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

- 08 giải nhì: 7.000.000 đồng/giải kèm theo Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Huy chương bạc, Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

- 12 giải ba: 5.000.000 đồng/giải kèm theo Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Huy chương đồng, Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

- 20 giải khuyến khích: 2.000.000 đồng/giải kèm theo Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức.

* Lưu ý: Cơ cấu giải thưởng từ giải nhất, nhì, ba, khuyến khích được chia đều cho 03 nhóm tuổi và lĩnh vực phần mềm Tin học. Căn cứ tình hình thực tế, cơ cấu giải thưởng, số lượng giải thưởng theo nhóm tuổi và lĩnh vực phần mềm Tin học có thể thay đổi so với khung Thể lệ trên, tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc tổng giá trị tiền thưởng thực tế không vượt tổng giá trị chung theo khung Thể lệ để đánh giá đúng thực chất ý tưởng, sản phẩm Sáng tạo của các em.

Đối với mô hình, sản phẩm đạt giải Cuộc thi cấp tỉnh sẽ được Ban tổ chức xem xét, lựa chọn giới thiệu tham gia Cuộc thi toàn quốc và các Cuộc thi khác (nếu có).

c) Đối với các tác giả, nhóm tác giả có sản phẩm lọt vào vòng chung khảo cấp tỉnh nhưng chưa đạt giải, Ban tổ chức sẽ tặng Giấy chứng nhận để ghi nhận sự nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu sáng tạo của các em.

2. Đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong Cuộc thi

a) Đối với gia đình có tác giả đạt giải, để ghi nhận sự đóng góp của các gia đình trong việc nuôi dưỡng và ươm mầm sáng tạo:

- Đối với giải cấp tỉnh: Ban tổ chức Cuộc thi tặng Giấy chứng nhận ươm mầm sáng tạo.

- Đối với giải cấp quốc gia: Ban tổ chức Cuộc thi tặng vật lưu niệm ươm mầm sáng tạo.

b) Đối với giáo viên hướng dẫn có tác giả đạt giải, để ghi nhận sự đóng góp của giáo viên trong việc hướng dẫn, định hướng tư duy sáng tạo của các em thanh thiếu niên, nhi đồng:

- Đối với giải cấp tỉnh: Tặng Cúp lưu niệm và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, Giấy khen của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.

- Tham mưu tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với giáo viên hướng dẫn học sinh có sản phẩm đạt giải đặc biệt cấp tỉnh, giải cấp quốc gia hoặc trường hợp đặc biệt đối với giáo viên đã có hướng dẫn, chuyển giao cho học sinh làm chủ công nghệ.

c) Đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh

Để ghi nhận sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trên cơ sở mức độ đóng góp và kết quả thực tế của Cuộc thi, Ban tổ chức sẽ tham mưu, đề xuất tặng Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức Cuộc thi; Tặng vật lưu niệm của Ban tổ chức cho các tổ chức, cá nhân góp phần vào sự thành công của Cuộc thi.

d) Đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức Cuộc thi cấp huyện, thành phố (gọi tắt là cấp huyện).

Để tạo động lực khuyến khích sự tham gia và thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ theo thẩm quyền có hình thức khen thưởng đối với các đơn vị tổ chức cấp huyện, các trường, giáo viên hướng dẫn và các tác giả đạt giải thuộc khu vực địa phương quản lý.

Điều 7. Thời gian tổ chức

Có 7 giai đoạn

- Giai đoạn 1, từ 25/12/2022 - 05/02/2023: Ban hành các văn bản triển khai Cuộc thi và tổ chức phát động Cuộc thi.

- Giai đoạn 2, từ ngày 06/02/2023 - 15/4/2023: Tuyên truyền, vận động các đơn vị tham gia Cuộc thi.

- Giai đoạn 3, từ ngày 16/4/2023 - 30/4/2023: Tiếp nhận sản phẩm, tổ chức sơ tuyển và gửi kết quả, danh sách kèm mô hình, sản phẩm về cơ quan Thường trực Ban tổ chức (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh).

- Giai đoạn 4, từ ngày 01/5/2023 - 30/6/2023: Tổ chức đánh giá, chấm điểm mô hình, sản phẩm dự thi cấp tỉnh; giải quyết các khiếu nại (nếu có) và triển lãm các mô hình, sản phẩm, công bố kết quả chính thức.

- Giai đoạn 5, từ ngày 01/7/2023 - 31/7/2023: Lựa chọn, hoàn thiện và tổ chức đoàn đưa các mô hình, sản phẩm đại diện địa phương tham dự Cuộc thi toàn quốc.

- Giai đoạn 6, từ 01/8 - 30/11/2023: Tham dự Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi toàn quốc (nếu có).

- Giai đoạn 7, trong tháng 12/2023: Tổ chức triển lãm và truyền hình trực tiếp Lễ Tổng kết, trao giải Cuộc thi (sau khi có kết quả Cuộc thi toàn quốc).

Điều 8. Địa điểm nộp hồ sơ dự thi

1. Đối với các tác giả là những em ngoài hệ thống trường học, các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh.

2. Đối với các tác giả là học sinh thuộc nhóm tuổi tuổi thiếu niên và nhi đồng, các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nơi các em sinh sống (thông qua Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố).

3. Đối với các tác giả là học sinh thuộc nhóm tuổi thanh niên, các mô hình, sản phẩm và hồ sơ dự thi gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành tổ chức đánh giá, sơ tuyển và gửi báo cáo kết quả đánh giá, hồ sơ và sản phẩm sau sơ tuyển cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh chậm nhất trong ngày 30/4/2022 theo địa chỉ:

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đắk Nông (Số 02 Phan Kế Bính, phường Nghĩa Tân, TP. Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông; SĐT: 02613.703.639; 02616.259.548; Email: lienhiephoidaknong@gmail.com).

Lưu ý: Ban tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển về Ban tổ chức.

 

Chương II

ĐÁNH GIÁ, XÉT CHỌN MÔ HÌNH, SẢN PHẨM

 

Điều 9. Hội đồng Giám khảo

Hội đồng Giám khảo do Ban tổ chức Cuộc thi thành lập.

1. Nhiệm vụ:

Tiếp nhận hồ sơ dự thi từ Ban tổ chức Cuộc thi và tiến hành đánh giá, nhận xét chi tiết các mô hình, sản phẩm dự thi theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 13 Thể lệ này và theo Kế hoạch của Ban tổ chức Cuộc thi; trên cơ sở đó tổng hợp, kiến nghị các nội dung mà tác giả dự thi cần phát huy, khắc phục (nếu có) và đề xuất mức giải thưởng để Ban tổ chức Cuộc thi quyết định.

2. Yêu cầu:

a) Làm việc tập trung tại địa điểm quy định trong suốt thời gian chấm thi.

b) Toàn bộ nội dung khoa học, công nghệ của mô hình, sản phẩm dự thi phải được bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ. Mỗi thành viên Hội đồng Giám khảo (cũng như tất cả các cá nhân, tổ chức liên quan):

- Không sao chép, lưu trữ riêng các tài liệu dự thi.

- Không để lộ bất cứ nội dung nào trước, trong và sau quá trình chấm thi nếu không có sự thỏa thuận với tác giả dự thi.

- Bàn giao toàn bộ hồ sơ dự thi về Ban tổ chức Cuộc thi sau khi kết thúc việc chấm thi.

c) Bảo mật nội dung và kết quả làm việc của Hội đồng Giám khảo cho đến khi Ban tổ chức Cuộc thi công bố giải thưởng.

Điều 10. Thư ký Hội đồng Giám khảo

Thư ký Hội đồng Giám khảo có trách nhiệm:

1. Cung cấp tài liệu, văn bản liên quan đến việc chấm thi, phiếu chấm thi, thông báo lịch làm việc cho các thành viên Hội đồng Giám khảo.

2. Tổ chức buổi họp trao đổi giữa Hội đồng Giám khảo với các tác giả dự thi (nếu có yêu cầu).

3. Tập hợp phiếu điểm và tổng hợp điểm.

4. Chuyển kết quả chấm thi về Ban tổ chức Cuộc thi.

Điều 11. Trình tự đánh giá, xét chọn và chấm điểm các mô hình, sản phẩm dự thi

1. Tổ giúp việc Ban tổ chức tiến hành kiểm tra các mô hình, sản phẩm, hồ sơ dự thi và phân loại theo lĩnh vực quy định tại Điều 4 Thể lệ này, báo cáo Ban tổ chức; đồng thời đề xuất danh sách cá nhân tham gia Hội đồng Giám khảo.

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp và phân loại mô hình, sản phẩm và đề xuất của Tổ giúp việc, Ban tổ chức Cuộc thi ban hành Quyết định thành lập Hội đồng Giám khảo.

2. Các Thành viên Hội đồng Giám khảo theo sự phân công tiến hành tổ chức chấm và đánh giá các mô hình, sản phẩm.

3. Sau khi chấm xong, Hội đồng Giám khảo lập danh sách các mô hình, sản phẩm theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp gửi Tổ giúp việc Ban tổ chức để báo cáo cơ quan thường trực Ban tổ chức.

Danh sách nêu trên phải có chữ ký của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng Giám khảo.

4. Thường trực Ban tổ chức phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, thuê chuyên gia tư vấn để tổ chức đánh giá, rà soát lại kết quả chấm chọn của Hội đồng Giám khảo, trong đó xem xét lựa chọn giải đặc biệt trong số các sản phẩm dự kiến đạt giải ở 03 nhóm tuổi, đồng thời thảo luận, góp ý hoàn thiện các sản phẩm lựa chọn tham dự Cuộc thi toàn quốc để trình Ban tổ chức Cuộc thi.

5. Ban tổ chức Cuộc thi họp để thảo luận và thống nhất về các nội dung:

- Kết quả chấm điểm, xếp hạng các sản phẩm tham dự Cuộc thi;

- Danh sách các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác tổ chức Cuộc thi và đề xuất các hình thức khen thưởng phù hợp;

- Danh sách các sản phẩm tiêu biểu xuất sắc được đề nghị tham dự Cuộc thi toàn quốc.

Trong trường hợp nhiều mô hình, sản phẩm có đồng số điểm, Ban tổ chức Cuộc thi tiến hành xem xét theo các tiêu chí (tính mới, tính sáng tạo, khả năng ứng dụng,…) và biểu quyết xếp thứ hạng.

Điều 12. Tiêu chuẩn đánh giá xét chọn các mô hình, sản phẩm dự thi

1. Cơ cấu thang điểm, đánh giá xét chọn các mô hình, sản phẩm

a) Về nội dung (tối đa 6 điểm):

- Tính mới (tối đa 3 điểm): Là sự khác biệt của mô hình, sản phẩm so với mô hình, sản phẩm cùng loại ra đời trước đó.

- Tính sáng tạo (tối đa 3 điểm).

Lưu ý: Đối với học sinh, tính mới và tính sáng tạo có thể mang nghĩa hẹp hơn: Chỉ áp dụng cho bản thân học sinh đó hoặc chỉ là ý tưởng được mô phỏng bằng mô hình.

b) Về hình thức: Tối đa 2 điểm

- Các mô hình, sản phẩm được trình bày đẹp, chắc chắn, cân đối và phù hợp với chức năng hoạt động,…

- Riêng lĩnh vực tin học, hình thức được đánh giá dưới góc độ tính thân thiện của giao diện.

c) Khả năng ứng dụng vào cuộc sống: Tối đa 2 điểm

- Các mô hình, sản phẩm phải thể hiện được tính hữu ích: Tối đa 1 điểm

- Hiệu quả kinh tế: Tối đa 1 điểm

- Nguồn vật liệu dễ tìm kiếm, tận dụng đồ dùng gia đình,…

- Mức độ đầu tư công sức và kinh phí để tạo ra mô hình…

* Riêng lĩnh vực Tin học, khả năng ứng dụng được đánh giá trên các tiêu chí:

- Tính thân thiện, dễ sử dụng đối với đa số đối tượng.

- Hiệu quả, tiện ích đem lại từ sản phẩm đối với giáo dục đào tạo, tự động hóa,…

Tổng số điểm cao nhất của một mô hình, sản phẩm là 10 điểm (số điểm nhỏ nhất là 01 số thập phân, ví dụ: 0,1; 0,2…).

2. Điều kiện xét giải

a) Các mô hình, sản phẩm phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Đối với giải nhất: Tổng số điểm phải đạt từ 8,5 trở lên.

- Đối với giải nhì: Tổng số điểm phải đạt từ 7,5 trở lên.

- Đối với giải ba: Tổng số điểm phải đạt từ 6,5 trở lên.

- Đối với giải khuyến khích: Tổng số điểm phải đạt từ 5,5 trở lên.

b) Điều kiện bắt buộc

Ở mỗi tiêu chuẩn, các mô hình, sản phẩm phải đạt mức điểm tối thiểu sau:

- Nội dung: 3 điểm.

- Hình thức: 1 điểm.

- Khả năng ứng dụng: 1 điểm.

Điều 13. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Việc giải quyết khiếu nại chỉ được xem xét, giải quyết đối với những khiếu nại liên quan đến việc sở hữu mô hình, sản phẩm đạt giải thưởng.

2. Bất kỳ cá nhân nào phát hiện ra mô hình, sản phẩm được giải có vi phạm hoặc tranh chấp về bản quyền, hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng khác đều có quyền thông báo bằng văn bản cho Ban tổ chức. Thông báo này phải có chữ ký của người khiếu nại, ghi rõ địa chỉ, số điện thoại liên hệ, kèm theo bản photo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người khiếu nại và gửi đến cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi. Việc khiếu nại phải được thực hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố kết quả chấm thi, nếu sau thời hạn nêu trên sẽ không được xem xét, giải quyết.

3. Khi có khiếu nại, Trưởng Ban tổ chức giao cho cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi thành lập Ban giải quyết khiếu nại, trong đó có mời những chuyên gia đầu ngành, chuyên gia pháp luật tham gia giải quyết khiếu nại, yêu cầu người bị khiếu nại có văn bản giải trình.

Người khiếu nại có trách nhiệm trực tiếp hoặc ủy quyền cho người khác trình bày khiếu nại của mình trước Ban giải quyết khiếu nại tại địa điểm và theo thời gian do Trưởng Ban giải quyết khiếu nại thông báo. Người bị khiếu nại được tham gia đối chất trong các buổi làm việc của Ban giải quyết khiếu nại với người khiếu nại. Người khiếu nại phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại. Nếu xác định sản phẩm đạt giải thưởng chính thức có vi phạm, tùy theo mức độ nghiêm trọng, Ban giải quyết khiếu nại sẽ đề xuất cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi quyết định một trong các mức xử lý sau:

- Hủy kết quả chấm thi đối với mô hình, sản phẩm vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại (nếu có phát sinh).

- Không tiếp nhận hồ sơ tham dự trong các Cuộc thi cấp tỉnh tổ chức ở các lần sau.

Điều 14. Bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ

Khi các mô hình, sản phẩm dự thi có khả năng bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp...), Ban tổ chức Cuộc thi có trách nhiệm hướng dẫn cho tác giả đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định hiện hành.

 

Điều 15. Phát triển hoàn thiện mô hình, sản phẩm

Đối với các mô hình, sản phẩm có khả năng phát triển, hoàn thiện và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, Ban tổ chức giao Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (cơ quan thường trực Ban tổ chức) chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan thành lập các Hội đồng thẩm định, đánh giá từ đó xây dựng đề án cụ thể của từng sản phẩm trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

         Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc hoặc phát sinh, báo cáo Ban tổ chức Cuộc thi (thông qua cơ quan thường trực Ban Tổ chức) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.