A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

QUYẾT ĐỊNH Về việc công bố Danh mục và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 717/QĐ-BNN-KL ngày 12 tháng 03 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 51/TTr-SNN ngày 03 tháng 4 năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Kiểm lâm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính tại phần mềm Một cửa điện tử (quy trình đã được rà soát cắt giảm 20% thời gian giải quyết so với quy định).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, cập nhật thành phần hồ sơ, trình tự, quy trình thực hiện đối với thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Kiểm lâm kèm theo Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Đắk Nông; Văn phòng UBND tỉnh niêm yết, công khai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; UBND các huyện, thành phố niêm yết, công khai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH LĨNH VỰC KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Quyết định số           /QĐ-UBND ngày     tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

A. DANH MỤC TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên thủ tục hành chính

Mã số

Tên VBQPPL quy định nội dung thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan giải quyết TTHC

Cơ quan/người có thẩm quyền quyết định

1

Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

1.012413

Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

Kiểm lâm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chủ tịch UBND tỉnh

 

(Danh mục có 01 thủ tục hành chính)

B. NỘI DUNG CHI TIẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

Stt

Tên thủ tục hành chính; Mã số

Thành phần, số lượng hồ sơ

Trình tự thực hiện, thời gian giải quyết; Đối tượng, kết quả thực hiện

Phí, lệ phí

Yêu cầu, điều kiện thực hiện; Căn cứ pháp lý

1

Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

- Mã số: 1.012413

 

 

1. Thành phần hồ sơ:

 a. Trường hợp đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng

(i) Hồ sơ chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 16/8/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lâm nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 27/2024/NĐ-CP);

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ  hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo phụ lục II ban hành theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

(ii) Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh:

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ  hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo phụ lục II ban bành theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Báo cáo thẩm định của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(iii) Hồ sơ UBND tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành gồm:

- Văn bản đề nghị của UBND tỉnh;

- Báo cáo thẩm định của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư;

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ  hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban bành theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

b. Trường hợp đề nghị điều chỉnh quyết định phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng

* Trường hợp 1: Dự án thay đổi vị trí, phạm vi tạm sử dụng rừng nhưng không thay đổi loại rừng, không làm tăng diện tích rừng so với tổng diện tích rừng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 27/2024/NĐ-CP, chủ đầu tư báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và chủ rừng về việc thay đổi vị trí, phạm vi sử dụng rừng.

*Trường hợp 2: Dự án có thay đổi nội dung Phương án sử dụng rừng đã được phê duyệt không thuộc trường hợp quy định tại trường hợp 1 nêu trên, hồ sơ bao gồm:

(i) Hồ sơ chủ đầu tư dự án nộp đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ  hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng. Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

(ii) Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch UBND tỉnh:

- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương dầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Báo cáo thẩm định của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

(iii) Hồ sơ UBND cấp tỉnh gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành gồm:

- Văn bản đề nghị của UBND cấp tỉnh;

- Báo cáo thẩm định của Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Bản sao Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án hoặc bản sao quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của dự án. Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có bản sao quyết định chủ trương dầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư (nếu thành phần hồ sơ này không có sự thay đổi về nội dung so với thành phần hồ sơ khi trình phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng thì không phải nộp lại);

- Bản chính báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị điều chỉnh tạm sử dụng. Báo cáo thuyết minh thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính); diện tích rừng theo loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất), nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng), trữ lượng, loài cây đối với rừng trồng; Bản đồ hiện trạng rừng khu vực tạm sử dụng rừng tỷ lệ 1/5.000 thể hiện vị trí (lô, khoảnh, tiểu khu; địa danh hành chính), phạm vi, ranh giới khu rừng đề nghị tạm sử dụng;

- Điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Mẫu đơn, tờ khai:

- Văn bản đề nghị phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng của chủ đầu tư dự án theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP;

- Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chính Phương án tạm sử dụng rừng do chủ đầu tư lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

 

1. Trình tự thực hiện

Bước 1. Chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị phê duyệt phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ tới Trung tâm phục vụ Hành chính công tỉnh Đắk Nông (TTPVHCC) theo địa chỉ: Số 98 đường 23/3, phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông hoặc dịch vụ công trực tuyến (http://dichvucong.daknong.gov.vn);

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).

- Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

- Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo mẫu).

- Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo mẫu).

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm (Phòng Sử dụng và Phát triển rừng).

Bước 2. Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm (Phòng Sử dụng và Phát triển rừng) có trách nhiệm kiểm tra thành phần, nội dung chủ yếu trong hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện bước 3.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thông báo hoặc hướng dẫn bằng văn bản gửi Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông; Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc (không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính) TTPVHCC thông báo cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 3. Sau khi nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Chi cục Kiểm lâm (Phòng Sử dụng và Phát triển rừng) tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng; tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.

 Thời gian: 06 ngày làm việc.

Bước 4. UBND tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

4.1. Trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản:

 Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Kết quả gửi về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông.

4.2. Trường hợp phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản (đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành)

- Trong thời hạn 2,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản.

- Trong thời hạn 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Kết quả gửi về Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đắk Nông.

Bước 5. Trung tâm phục vụ hành chính công có trách nhiệm liên hệ, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức theo các hình thức sau:

- Trả trực tiếp cho tổ chức, cá nhân tại Trung tâm phục vụ hành chính công.

- Trả kết quả qua đường bưu chính theo đề nghị của tổ chức, cá nhân (phí dịch vụ bưu chính do tổ chức, cá nhân chi trả).

2. Thời hạn giải quyết:

*Trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản: 12 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ; đã cắt giảm 20% so với thời hạn quy định). Trong đó:

+ Trung tâm phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc;

+ Sở Nông nghiệp và PTNT: 8,5 ngày làm việc;

+ UBND tỉnh: 03 ngày làm việc.

*Trường hợp phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản (đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành): 18,5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ; ; đã cắt giảm 20% so với thời hạn quy định). Trong đó:

+ Trung tâm Phục vụ hành chính công: 0,5 ngày làm việc;

+ Sở Nông nghiệp và PTNT: 8,5 ngày làm việc;

+ UBND tỉnh: 9,5 ngày làm việc.

3. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án

4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định về việc phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng) theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 27/2024/NĐ-CP.

Không

1. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc giá, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.

- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng). Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.

- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).

- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.

- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê quyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.

- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

2. Căn cứ pháp lý:

 Nghị định số 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/NĐ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

 

 

 

 

QUY TRÌNH NỘI BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC KIỂM LÂM THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG

 QUẢN LÝ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

 

(Ban hành kèm theo Quyết định số           /QĐ-UBND ngày     tháng 4 năm 2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

 

I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh: Phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; Mã số: 1.012413

1. Trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 12 (ngày làm việc) x 08 giờ = 96 giờ (cắt giảm 20% so với thời hạn quy định là 15 ngày làm việc)

 

Cơ quan

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn (2đ)

Đúng hạn (1đ)

Quá hạn (0đ)

TTPVHCC

B1

Bộ phận tiếp nhận

CC, VC

1. Chủ đầu tư dự án nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc dịch vụ công trực tuyến.

2. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

3. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

4. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

5. Chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm (Phòng Sử dụng và Phát triển rừng).

4

 

 

 

Chi cục Kiểm lâm

B2

Chi cục Kiểm lâm

 

Lãnh đạo Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Duyệt hồ sơ, chuyển hồ sơ cho công chức xử lý

2

 

 

 

Chi cục Kiểm lâm

 

Chuyên viên Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

- Kiểm tra thành phần hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện sang bước tiếp theo.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thông báo hoặc hướng dẫn bằng văn bản gửi Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Đăk Nông.

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc (không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính) TTPVHCC thông báo cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

18

 

 

 

Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.

36

 

 

 

Lãnh đạo Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Xem xét ký nháy trình lãnh đạo Chi cục

2

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm

Xem xét, ký nháy trình Sở Nông nghiệp và PTNT

4

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

B3

Phòng ban trực thuộc Sở

Lãnh đạo Sở

Báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

4

 

 

 

 

Văn phòng sở

Đóng dấu; gửi báo cáo UBND tỉnh

2

 

 

 

UBND tỉnh

B4

UBND tỉnh

Văn thư

Chuyển hồ sơ cho phòng ban chuyên môn

2

 

 

 

Phòng ban chuyên môn

Xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh xem xét

6

 

 

 

Lãnh   đạo

VP UBND

tỉnh

Xem xét, duyệt trình lãnh đạo UBND tỉnh

4

 

 

 

Lãnh đạo UBND tỉnh

UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng)

10

 

 

 

Văn thư

  • Đóng dấu
  • Chuyển TTPVHCC

2

 

 

 

TTPVHC

B5

Bộ phận trả kết quả

CC, VC

Thông báo và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân

 

 

 

 

 

1.2. Trường hợp phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản (đối với diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành)

Tổng thời gian thực hiện TTHC: 18,5 (ngày làm việc) x 08 giờ = 148 giờ (cắt giảm 20% so với thời hạn quy định là 23 ngày làm việc)

Cơ quan

Bước thực hiện

Đơn vị thực hiện

Người thực hiện

Kết quả thực hiện

TG quy định

Trước hạn (2đ)

Đúng hạn (1đ)

Quá hạn (0đ)

TTPVHCC

B1

Bộ phận tiếp nhận

CC, VC

1. Chủ đầu tư dự án nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện tới Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc dịch vụ công trực tuyến.

2. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận, viết Phiếu biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (theo mẫu).

3. Nếu hồ sơ còn thiếu, chưa đúng quy định thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định (theo Mẫu).

4. Nếu hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn người nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định (theo Mẫu).

5. Chuyển hồ sơ về Chi cục Kiểm lâm (Phòng Sử dụng và Phát triển rừng).

4

 

 

 

Chi cục Kiểm lâm

 

B2

 

Chi cục Kiểm lâm

 

Lãnh đạo Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Duyệt hồ sơ, chuyển hồ sơ cho công chức xử lý

2

 

 

 

Chuyên viên Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

- Kiểm tra thành phần hồ sơ

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện sang bước tiếp theo.

- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thông báo hoặc hướng dẫn bằng văn bản gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Đăk Nông.

- Trong thời hạn 0,5 ngày làm việc (không tính vào thời gian giải quyết thủ tục hành chính) TTPVHCC thông báo cho tổ chức, cá nhân điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

18

 

 

 

Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng

- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.

36

 

 

 

Lãnh đạo Phòng Sử dụng và Phát triển rừng

Xem xét ký nháy trình lãnh đạo Chi cục

2

 

 

 

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm

Xem xét, ký nháy trình Sở Nông nghiệp và PTNT

4

 

 

 

Sở Nông nghiệp và PTNT

B3

Sở Nông nghiệp và PTNT

Lãnh đạo Sở

Báo cáo kết quả thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét

4

 

 

 

Văn phòng sở

Đóng dấu; gửi báo cáo UBND tỉnh

2

 

 

 

UBND tỉnh

B4

UBND tỉnh

Văn thư

Chuyển hồ sơ cho phòng ban chuyên môn

2

 

 

 

Phòng ban chuyên môn

Xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh xem xét

4

 

 

 

Lãnh đạo

VP UBND

tỉnh

Xem xét, duyệt trình lãnh đạo UBND tỉnh

4

 

 

 

Lãnh đạo UBND tỉnh

Báo cáo kết quả thẩm định gửi xin ý kiến bộ, ngành chủ quản

8

 

 

 

Văn thư

Đóng dấu; gửi báo cáo xin ý kiến bộ, ngành chủ quản

2

 

 

 

Bộ, ngành chủ quản

Có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh

32

 

 

 

Văn thư

Tiếp nhận văn bản; chuyển hồ sơ cho phòng ban chuyên môn

2

 

 

 

Phòng ban chuyên môn

Xử lý hồ sơ, trình Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh xem xét

6

 

 

 

Lãnh   đạo

VP UBND

tỉnh

Xem xét, duyệt trình lãnh đạo UBND tỉnh

4

 

 

 

Lãnh đạo UBND tỉnh

UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng (hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng)

10

 

 

 

Văn thư

  • Đóng dấu
  • Chuyển TTPVHCC

2

 

 

 

TTPVHCC

B5

Bộ phận trả kết quả

CC, VC

Thông báo và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân